15:33, 11/12/2023
Báo cáo e-Conomy SEA lần thứ 8 do Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 1/11 cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Bất chấp những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, doanh thu từ nền kinh tế kỹ thuật số của Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt 100 tỷ USD trong năm 2023, tăng gấp 1,7 lần so với tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực.
Đồng thời GMV của Đông Nam Á vẫn dịch chuyển theo quỹ đạo tăng dần và dự kiến đạt 218 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh con số GMV, báo cáo cũng phân tích sâu hơn những cơ hội gia tăng sự tham gia vào nền kinh tế số nhằm mở khóa tiềm năng phát triển xa hơn nữa trong thập kỷ số của khu vực.
Tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng trưởng kép (CAGR) ở mức 20%/năm trong giai đoạn 2023-2025, trên đà đạt khoảng 45 tỷ USD vào năm 2025.
Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023 và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.
Ngành du lịch được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục trong năm nay, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch nội địa. Du lịch trực tuyến đã tăng 82% trong năm qua và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng 21% từ 2023 đến 2025, với mức GMV dự kiến đạt 7 tỷ USD.
Các lĩnh vực quan trọng khác tiếp tục phát triển và góp phần thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam bao gồm ngành Vận tải & Thực phẩm (Dịch vụ Giao đồ ăn) và Truyền thông Trực tuyến. Lĩnh vực này đã tăng trưởng 10% từ 2022 đến 2023, dự kiến CAGR tăng 16% trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 và dự báo đạt 4 tỷ USD vào năm 2025.
Trong bối cảnh sôi động của ngành truyền thông số tại Việt Nam bởi nhu cầu nội địa cao và sự năng động của các doanh nghiệp địa phương. Gaming, đặc biệt là game mobile, đang phát triển đặc biệt nhanh chóng, với việc một số nhà phát triển game trong nước đã thu được nhiều thành công trên trường quốc tế.
Các nhà cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến theo yêu cầu cũng tiếp tục giữ vai trò nổi bật. Lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam tăng 11% trong giai đoạn 2022 – 2023, dự kiến GMV sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng CAGR 15% trong giai đoạn 2023 – 2025.
Sự chuyển đổi không thể đảo ngược từ hành vi ngoại tuyến sang trực tuyến tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng Dịch vụ Tài chính Kỹ thuật số (DFS) phát triển. Trong khi tỷ lệ áp dụng thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%, Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tiếp tục phát triển ở mức 13% CAGR trong giai đoạn 2023 – 2025.
Các quỹ đầu tư tư nhân tại Đông Nam Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm sau khi đạt mức cao kỷ lục, theo sát với xu hướng dịch chuyển toàn cầu do chi phí vốn cao và các vấn đề trong chu kỳ đầu tư.
Những vấn đề này bao gồm sự điều chỉnh rộng hơn về định giá so với mức kỷ lục trong năm 2021, sự bất cập xung quanh lộ trình sinh lời của một số công ty và thị trường vốn đầy thách thức khiến việc thoái vốn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Việt Nam là thị trường duy nhất tại Đông Nam Á có mức đầu tư tăng trong nửa đầu năm 2023 so với nửa cuối năm 2022.
Tại khu vực Đông Nam Á, sự sụt giảm đầu tư từ các quỹ diễn ra ở tất cả các giai đoạn, và sụt giảm nhiều nhất là ở giai đoạn cuối. Dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Finance Service) vẫn là lĩnh vực đầu tư hàng đầu nhờ tiềm năng tạo ra doanh số tốt.. Phần lớn thương vụ được rót vào ở các lĩnh vực mới nổi, cho thấy các nhà đầu tư đang đa dạng hóa các danh mục đầu tư.
Mặc dù hơn 70% giá trị giao dịch của nền kinh tế số được tạo ra bởi 30% lượng người chi tiêu hàng đầu ở Đông Nam Á, tuy nhiên, nhóm người dùng có mức chi tiêu thấp (non-HVUs) cũng mang lại cơ hội tăng trưởng đáng chú ý.
Tại Việt Nam, nhóm HVU chi tiêu gấp 5,4 lần so với nhóm non-HVU. Trong khi HVU có nhiều khả năng tăng mức chi tiêu theo thời gian, thì non-HVU cũng mang đến cơ hội tăng trưởng nói chung. Khi nhu cầu của người tiêu dùng tiếp tục tăng, đa số non-HVU sẽ sẵn sàng tăng chi tiêu trực tuyến nếu chúng ta xây dựng được sự tin tưởng, giải quyết các rào cản ví dụ như nhu cầu tương tác thật với sản phẩm.
Mặc dù sự hòa nhập kỹ thuật số đã đạt được những bước tiến đáng kể ở Đông Nam Á trong các năm qua, khi nói đến việc tham gia vào kỹ thuật số – sự tham gia tích cực vào nền kinh tế kỹ thuật số thông qua việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ trong nhiều lĩnh vực, thì người tiêu dùng ở những khu vực ngoài các đô thị lớn đang đối mặt với nguy cơ chịu khoảng cách kỹ thuật số ngày càng lớn.
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là ba đô thị lớn dẫn đầu về sự tham gia vào kỹ thuật số tại Việt Nam, nhưng khoảng cách này ngày càng sâu ở khu vực ngoài các thành phố lớn.
Đặc biệt, các khu vực nông thôn dễ bị tổn thương hơn từ thách thức của đơn vị kinh tế. Giải quyết những khoảng cách này là trách nhiệm chung của nhiều thành phần trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, việc loại bỏ các rào cản, như vấn đề cung cấp và bảo mật, cũng có thể cải thiện sự tham gia của non-HVU và giúp nền kinh tế số của Việt Nam đạt được các mục tiêu tăng trưởng.
Các công nghệ mới như AI có thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng theo nhiều cách khác nhau. Có thể kể đến những lợi ích như cải thiện hiệu suất hoạt động trong các lĩnh vực quản lý hàng tồn kho và tối ưu hóa tuyến đường, đồng thời tăng cường mức độ tương tác và tham gia kỹ thuật số sâu hơn thông qua các đề xuất nội dung được cá nhân hóa trong truyền thông trực tuyến. AI cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn gian lận, tăng cường bảo mật cho cả người bán và người tiêu dùng.