17:11, 15/05/2025
Giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong trường học” (Giải pháp Tâm lý học đường 4.0) là một hệ thống toàn diện nhằm theo dõi, đánh giá, sàng lọc và chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh. Giải pháp áp dụng công nghệ số để tăng cường khả năng tiếp cận, hỗ trợ và can thiệp kịp thời các vấn đề tâm lý trong trường học.
Hệ thống bao gồm các tính năng chính như: Nền tảng tư vấn trực tuyến - Học sinh có thể đặt lịch hẹn, tham vấn qua video call, chat hoặc email với chuyên gia tâm lý; Ứng dụng di động - Hỗ trợ theo dõi sức khỏe tinh thần, cung cấp bài kiểm tra tự đánh giá và gợi ý bài tập cải thiện tâm lý; Hệ thống phân tích AI - Đánh giá xu hướng tâm lý, phát hiện dấu hiệu sớm của căng thẳng, trầm cảm và lo âu; Chương trình đào tạo - Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm lý trong trường học.
Hệ thống dựa trên ba chỉ số quan trọng là: trí tuệ (IQ), cảm xúc (EQ) và hành vi. Việc đánh giá các chỉ số này giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu rối loạn tâm lý, từ đó xây dựng các chương trình phòng ngừa, hỗ trợ học sinh và gia đình trong việc quản lý và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Giải pháp bao gồm 4 giai đoạn:
● Phòng ngừa: Thực hiện khảo sát, sàng lọc và đánh giá tổng quát định kỳ: Giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe tinh thần của học sinh, phát hiện sớm các bất ổn và giúp các em nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
● Triển khai công tác dự phòng hiệu quả: Tổ chức các hội thảo, chương trình giáo dục giúp học sinh trang bị kỹ năng và kiến thức để đối phó với những khó khăn trong học tập và cuộc sống, từ đó giảm thiểu nguy cơ rối loạn tâm lý.
● Tham vấn/Tư vấn tâm lý: Ứng dụng công nghệ để học sinh có thể dễ dàng kết nối với các chuyên gia tâm lý, trị liệu viên có chứng chỉ và kinh nghiệm. Các chuyên gia sẽ xây dựng một lộ trình trị liệu cá nhân.Lộ trình này bao gồm nhiều nhóm hoạt động và nội dung khác nhau, được thiết kế bởi các chuyên gia dựa trên liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), nghệ thuật tỉnh thức MBAT, cam kết và chấp nhận ACT, hành vi biện chứng DBT, phóng chiếu CAT, và các liệu pháp tâm lý tích cực khác có bằng chứng về khoa học, theo đó giúp học sinh giảm căng thẳng, kiểm soát suy nghĩ tiêu cực và cải thiện cảm xúc.
● Hỗ trợ & đồng hành: Sử dụng công nghệ để cung cấp các tài liệu, bài tập thực hành cho học sinh và phụ huynh, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần, đồng thời cung cấp công cụ cho các cấp quản lý theo dõi tình hình hỗ trợ tâm lý tại trường học.
Chương trình kết nối dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong trường học” tại trường THCS Nguyễn Văn Bé, quận Bình Thạnh vào ngày 21/3/2025
Cơ sở xây dựng và phát triển “Giải pháp Tâm lý học 4.0”
Qua khảo sát và nghiên cứu thực tiễn, thực tế đáng bảo động là một bộ phận không hè nhỏ học sinh đã, đang gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần mà nguyên nhân đến từ áp lực gia đình, xã hội, cùng với những hậu quả nặng nẽ của đại dịch Covid-19 cũng như ảnh hưởng tiêu cực từ không gian mạng.
Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 đã chỉ ra: 56,8% học sinh, sinh viên mất tập trung và không hứng thú học tập; 48% tự ti, mất phương hướng; 56.2% bị rồi loạn giấc ngủ; 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lăng không lý do.
Theo báo cáo của tố chức Unicef, tại Việt Nam, trung bình khoảng 12% trẻ em gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thăn, tương đương hơn 3 triệu trẻ em căn hỗ trợ.
Khi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, các em bối rối không biết chia sé cùng ai và thực tế đau lỏng là đã có nhiều trường hợp các em gặp vấn đề với sức khỏe tâm thần nhưng không được hỗ trợ đã tìm đến tự tử.
Các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần của học sinh khiến giáo viên gặp nhiều áp lực, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà trường. Hơn thế nữa, hiện nay, giáo dục để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội đã không còn đơn thuẫn là dạy kiến thức nữa, các nhà trường, cơ sở giáo dục ngày càng được đặt ra những yêu cầu cao hơn như Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc.
Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc ban hành nhiều công văn, quyết định liên quan đến tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong trường học, hướng tới xây dựng THHP. Cụ thể như: Thông tư 31 ngày 18/12/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phố thông; Thông tư 33 ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn công tác xã hội trong trường học; Công văn số 4252 ngày 31/08/2022 của Bộ GDĐT về việc tăng cường triển khai công tác hồ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; Quyết định số 2138/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022 - 2025; Quyết định số 1442/QĐ-BGDĐT ngày 01/6/2022 về Chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022 - 2025 của ngành Giáo dục.
Khoảng trống trong hệ thống hỗ trợ sức khỏe tâm thần học đường
Mặc dù các chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần học sinh đã được triển khai từ lâu, thế nhưng thực tế cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở học sinh, vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Các khu vực có tỷ lệ dân số dưới 19 tuổi cao lại chính là những nơi thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ bác sĩ tâm thần nhi trong các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, bao gồm Việt Nam, chỉ khoảng 1 bác sĩ/4 triệu người, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chuyên môn trầm trọng. Việc thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần kịp thời và hiệu quả trong trường học đã tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của học sinh. Sức khỏe tâm thần không chỉ ảnh hưởng đến khả năng học tập mà còn định hình nhân cách, lối sống và khả năng đối mặt với các thử thách trong cuộc sống. Một tâm lý khỏe mạnh sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, có mục tiêu rõ ràng và cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến trường.
Khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn
Các chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh dù đã được ban hành từ năm 2005, bao gồm các chương trình tư vấn học đường và giải quyết tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, và gần đây, nâng cao nhận thức và kỹ năng về sức khỏe tâm thần của học sinh thông qua Chương trình Sức khỏe học đường toàn diện (2021 - 2025). Tuy nhiên, khoảng cách giữa các chính sách và thực tiễn vẫn còn rất lớn. Một trong những vấn đề lớn nhất là sự thiếu hụt các phòng tư vấn tâm lý chuyên môn và đội ngũ nhân viên tham vấn được đào tạo bài bản. Hầu hết các trường học hiện nay đều cử giáo viên hoặc nhân viên hành chính kiêm nhiệm vai trò tham vấn. Chưa kể, các trường học còn thiếu kiến thức về sức khỏe tâm thần, điều này càng khiến cơ hội nhận diện và can thiệp sớm với các vấn đề tâm lý của học sinh bị bỏ lỡ, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh.
Tình trạng này đã thể hiện rõ sự cấp thiết của việc triển khai các giải pháp tư vấn tâm lý ứng dụng công nghệ số, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ học sinh và đáp ứng yêu cầu của các chính sách quốc gia về phát triển toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
Tác động kỳ vọng đến môi trường học đường
Bằng cách ứng dụng công nghệ vào chăm sóc sức khỏe tinh thần, tâm lý học đường 4.0 mang lại những giá trị to lớn không chỉ cho ngành giáo dục, mà còn cho các trường học, nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh. Giải pháp hỗ trợ các trường học trong việc đánh giá, sàng lọc và phát hiện sớm các vấn đề tâm lý của học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp kịp thời, tạo cơ hội cho học sinh phát triển một cách toàn diện. Đồng thời, phần mềm hỗ trợ các cấp quản lý giáo dục theo dõi và báo cáo dữ liệu liên quan đến tình hình sức khỏe tâm thần của học sinh, giúp việc quản lý và giám sát trở nên thuận lợi và chính xác hơn. Nó còn nâng cao hiệu quả công tác tham vấn, tư vấn học đường, giúp giáo viên và nhân viên tư vấn học đường hỗ trợ tâm lý học sinh hiệu quả hơn trong quá trình giáo dục. Giải pháp này góp phần thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục, hỗ trợ giáo viên, quản lý, phụ huynh và học sinh hướng đến một mô hình trường học hạnh phúc, phát triển bền vững.
“Giải pháp Tâm lý học đường 4.0” không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh và giáo viên trong môi trường giáo dục hiện đại, mà còn giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần, đảm bảo môi trường học tập an toàn và tích cực hơn.
Được biết, Giải pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc nâng cao sức khoẻ tinh thần cho học sinh trong trường học” (Giải pháp Tâm lý học đường 4.0) là dự án thuộc chương trình Ươm tạo dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công năm 2024 - Saigon Govtech Challenge 2024 (Gov. Star 2024)” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM triển khai, nhằm thúc đẩy các giải pháp ứng dụng công nghệ số vào khu vực công, hướng đến một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện và bền vững.