10:09, 02/12/2024
Từ năm 2024, ISC đã trở thành đối tác đầu tiên của EcoVadis tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo về xếp hạng phát triển bền vững tại các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Thái Lan…
Việc hợp tác của Ecovadis với một doanh nghiệp tại Việt Nam như ISC sẽ mang đến cơ hội và lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Cơ hội tiếp cận với các khóa đào tạo đạt chuẩn theo tiêu chí của Ecovadis giúp các doanh nghiệp có nhận thức sâu sắc và rõ ràng về lĩnh vực phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ được tư vấn hướng dẫn chuẩn chỉnh các bước thực hiện về phát triển bền vững, nâng cao cơ hội đạt điểm số cao khi muốn tham gia vào xếp hạng bền vững toàn cầu với sự hỗ trợ từ ISC Việt Nam.
Ecovadis hợp tác công nhận năng lực đào tạo và tư vấn của ISC cho các dịch vụ về phát triển bền vững tiêu biểu như CSR, SBTi, CDP, GRI, giảm phát thải Carbon và chiến lược ESG….tại Việt Nam và trên thế giới. Sự hợp tác lần này giữa ISC Việt Nam và EcoVadis đã khẳng định năng lực và trình độ chuyên gia của Việt Nam nói chung và ISC nói riêng trong lĩnh tư vấn và đào tạo về xếp hạng về phát triển bền vững (ESG) theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển bền vững (PTBV) không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội.
Theo thông tin từ World Economic Forum (WEF) ước tính rằng việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn và các hoạt động bền vững có thể tạo ra cơ hội kinh doanh trị giá 26 nghìn tỷ USD vào năm 2030 và hơn 395 triệu việc làm mới.
Việt Nam, hiện nay đang là một trong 10 quốc gia hàng đầu thế giới về tăng trưởng năng lượng tái tạo, với tổng công suất điện mặt trời đạt 16.500 MW năm 2023, đóng góp đáng kể vào giảm phát thải khí nhà kính và đạt xếp hạng 55/166 quốc gia với điểm số đạt 72,5/100, cao hơn mức trung bình toàn cầu, nhờ vào tiến bộ trong xóa đói giảm nghèo, giáo dục và y tế - Sustainable Development Report 2023.
Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hành động, từ việc giảm phát thải, bảo tồn tài nguyên đến phát triển theo các chính sách kinh tế xanh mà thông qua đó là những công cụ đo lường xếp hạng bền vững.
EcoVadis là tổ chức xếp hạng phát triển bền vững (ESG) tin cậy và lớn trên thế giới hiện nay. Với hơn 130,000 công ty được xếp hạng trên hơn 180 quốc gia trên toàn cầu. Ecovadis được xem là tổ chức dẫn đầu về xác nhận thông tin bền vững, đồng thời cung cấp một loạt các giải pháp bền vững nhằm giúp quản lý, đo lường và cải thiện phần thực hiện bền vững trên toàn bộ chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.
DOANH NGHIỆP LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC XẾP HẠNG VÀ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG TOÀN CẦU?
Để tham gia đánh giá của EcoVadis, doanh nghiệp có thể tự đăng ký trực tiếp trên nền tảng trực tuyến của tổ chức này. Quá trình đăng ký bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp, tải lên các tài liệu liên quan như báo cáo bền vững, chính sách, chứng nhận và trả phí đăng ký. Sau khi hoàn tất quá trình đăng ký, EcoVadis sẽ tiến hành đánh giá và cấp một bảng điểm cùng với báo cáo chi tiết về các điểm mạnh, điểm yếu và các khuyến nghị cải thiện.
Huy chương sẽ được trao cho doanh nghiệp hoàn thành báo cáo dựa trên thứ hạng phần trăm của một công ty được tính toán tại thời điểm công bố bảng điểm. Nó so sánh hiệu suất của một công ty với tất cả các công ty được xếp hạng trong cơ sở dữ liệu của Ecovadis trong 12 tháng trước đó. Thứ hạng phần trăm được tính toán trên tất cả các công ty trong tất cả các ngành, không phải theo từng ngành. Bạch kim - Top 1% (99+ phần trăm); Vàng - Top 5% (trên 95 phần trăm); Bạc - Top 15% (85+ phần trăm); Đồng - Top 35% (65+ phần trăm).
Để đủ điều kiện nhận huy chương, một công ty phải đạt điểm tối thiểu là 30 ở mỗi một trong bốn chủ đề sau: Môi trường. Đạo đức. Lao động và Nhân quyền. Mua sắm bền vững.
DOANH NGHIỆP CẦN HỖ TRỢ KHI THỰC HIỆN VỀ KINH TẾ XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Kinh tế xanh được đề cập đến lần đầu tiên bởi các nhà kinh tế môi trường Anh vào năm 1989, sau đó chính thức được sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6/2012 tại Rio de Janeiro, Brasil. Theo UNEP (Chương trình môi trường của Liên hợp quốc), kinh tế xanh được định nghĩa là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái.
Tại Việt Nam, vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện áp dụng về vấn đề này, hẳn nhiên các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và cần tới các đơn vị đào tạo và tư vấn hỗ trợ như ISC Việt Nam để có thể đảm bảo thực hiện nhanh chóng, dễ dàng hơn và có thứ hạng cao trên bảng xếp hạng quốc tế về Phát triển bền vững.
Ngoài ra, ISC còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu lượng khí thải nhà kính, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh dễ dàng hơn. Các dịch vụ tư vấn về kinh tế xanh như tư vấn và chứng nhận vật liệu, công trình xây dựng xanh, nguyên liệu, sản phẩm bền vững, nhiên liệu sinh học, sản phẩm hữu cơ, không biến đổi gen cũng được ISC triển khai một cách chuyên sâu.
“Sứ mệnh của chúng tôi là cung cấp kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về tính bền vững được công nhận trên toàn cầu đến doanh nghiệp và những người quan tâm. Nhằm hỗ trợ tất cả các công ty phát triển bền vững, giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy cải tiến và tăng tốc thực hiện những tác động tích cực đến hành tinh chúng ta”, Mr. Thi - CEO ISC Việt Nam.